Mức độ quan trọng trong việc lên xuống giọng khi nói tiếng Nhật

Đã trả lời

Em nhận thấy có một số từ trong tiếng Nhật có cùng cách viết nhưng khác nghĩa phụ thuộc vào độ cao của mỗi âm tiết khi nói. Một ví dụ rất rõ ràng làはし (hashi) nghĩa là đôi đũa và cũng là cây cầu.

Tuy nhiên, hầu hết các sách dậy tiếng Nhật mà em có học qua đều không nói rõ ràng về việc nhấn giọng trong khi sử dụng.

Vậy nên, cho em hỏi việc nhấn giọng hay lên cáo giọng trong khi nói hay đọc từ có quan trọng không ạ? Liệu có thể hiểu người khác nói gì mà không cần để ý đến ngữ điệu và độ cao của mỗi âm tiết không?

Bình luận
Chấp nhận

Thực sự rất đáng giá khi bạn phân biệt được ngôn ngữ của từng địa phương ở Nhật, bởi vì cũng giống như tiếng Việt, mỗi địa phương có một ngữ âm khác và đôi khi dù trong 1 nước nhưng bạn cũng rất khó khăn để nghe hiểu. Nếu bạn có thể nghe hiểu tốt toàn bộ tiếng địa phương thì điều đó cũng rất tuyệt.

Tiếng Nhật trong các sách dùng để dạy cho người nước ngoài là dùng 標準語 (ひょうじゅんご), dựa trên phương ngữ Tokyo (có thể gọi là tiếng phổ thông, giống Việt Nam dựa trên phương ngữ của Hà Nội). Vì vậy, có lẽ trong ngữ âm đối với người nước ngoài học tiếng Nhật, sẽ dùng ngữ âm của Tokyo làm tiêu chuẩn “đúng, sai”. Tuy nhiên,  không phải người Nhật nào cũng nói giọng Tokyo, và một số vùng khác như Osaka và Kyoto thì lại có cách phát âm nhiều từ hoàn toàn khác.
Nên, nói chính xác thì phát âm “đúng” giọng mẫu (tiếng phổ thông) cũng sẽ không quan trọng bằng nói để người nghe hiểu.

Đã trả lời vào 02/10/2015
Bình luận

Thực sự thì độ cao thấp, nhấn mạnh của mỗi từ phụ thuộc vào tiếng địa phương, nhưng về cơ bản nó cũng không quá khó để hiểu khi ai đó nói bằng giọng ở địa phương khác. Có lẽ vì vậy mà rất nhiều sách không nói nhiều về cách đọc trọng âm cho mỗi từ. Mình đã từng sống ở Tokyo và sau đó lại chuyển đến Hokkaido, ở đó người ta đọc họ của mình là “kaWAsaki” thay vì là “kaWASAKI” (theo tiếng Nhật cơ bản, việt nam mình gọi là tiếng phổ thông) (bố mình là người Nhật *** ). Khi mình đi thăm họ hàng ở Hiroshima mọi người ở đó thường bảo mình “này, cháu nên phát âm thế này thay vì thế kia” (mặc dù mình đang nói tiếng phổ thông).
Vì vậy, vấn đề ở đây là mặc dù bạn nói giọng hay ngữ diệu khác, nghe có thể buồn cười, nhưng vẫn có thể hiểu được. Thực ra thì ừ vựng mà bạn dùng có ý nghĩa quan trọng hơn ngữ điệu bạn nói. Nếu bạn sử dụng sai từ người nghe sẽ hiểu nhầm hoặc không hiểu bạn nói gì. Nhưng nếu bạn dùng đúng từ, vẫn có thể đoán ra bạn nói gì dù sai ngữ điệu.

Đã trả lời vào 02/10/2015
Bình luận

Đầu tiên, bạn nên hiểu, biết ngữ điệu của từng từ không chỉ đơn giản dừng ở đấy. Có rất nhiều hình thái đi kèm sẽ làm thay đổi ngữ điệu của từ. Ví dụ: taBEru trở thành TAbete bởi vì -te làm thay đổi ngữ  điệu của từ. Ngữ điệu cũng thay đổi trong từ haYAi thành HAyaku.

Đúng là khác vùng miền thì sẽ có ngữ điệu và cách phát âm khác nhau, nhưng bạn cũng phải hiểu cách phát âm cũng là một không thể thiếu trong cả một hệ thống. Nếu bạn nói hashi với ngữ điệu trái ngược, sẽ làm người nghe lúng túng nếu bạn vẫn dùng vậy cho đến cuối bài phát biểu và không có ngữ cảnh hay hoàn cảnh nào giúp người nghe phân biệt được rốt cuộc bạn đang nói về “đôi đũa” hay “cây cầu”.

Mình thường cố gắng để ý và dành thời gian rất nhiều cho học nói ngữ điệu và nghe cách phát âm. Hầu hết người Nhật không quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của ngữ điệu vì dù người nước ngoài có nói sai ngữ điệu thì họ vẫn biết rất nhiều từ vựng để có thể tưởng tượng và phán đoán ra ý nghĩa của cả câu.

Đã trả lời vào 02/10/2015
Bình luận

Đáp án của bạn

Với việc gửi đáp án, bạn đã đồng ý với Chính sách dữ liệuCác điều khoản của chúng tôi.