Thông tin của madclown

109
Điểm

Câu hỏi
1

Đáp án
3

  • Đã hỏi vào July 31, 2016

    Thế này nhé, biểu đồ dưới đây thể hiện lượng sát thương  giảm đi theo sự thay đổi của lượng armor:

    Sát thương giảm đi = 1 / (100 + armour)

    RE: Tại sao chỉ số kháng sát thương của áo giáp lại không có hiệu suất giảm dần?

    Giờ giả sử bạn bị tấn công và đáng nhẽ là phải bị nhận những 100 sát thương, nhưng trên thực tế số lượng sát thương bạn phải chịu thì được tính như sau:

    Lượng sát thương = (1 – Lượng kháng sát thương) × sát thương ban đầu

    RE: Tại sao chỉ số kháng sát thương của áo giáp lại không có hiệu suất giảm dần?

    Nếu bạn có 1000 máu thì trước khi bị hạ gục bạn sẽ có ngần này thời gian:

    Thời gian sống sót = 1000 / lượng sát thương

    RE: Tại sao chỉ số kháng sát thương của áo giáp lại không có hiệu suất giảm dần?

    Đáng ngạc nhiên là ở kết quả cuối cùng ta lại có:    

    1000 / (100 (1 – x / (100 + x))) = x / 10 + 10

    • 1181 xem
    • 2 đáp án
    • 2 điểm
  • Đã hỏi vào July 29, 2016

    Theo như 1 post trên forum chính của Minecraft thì khoảng cách tối thiểu giữa các cây để tránh không bị bén lửa là 4 block nhé. Nếu sau này thấy có nguồn nào đảm bảo hơn thì tớ sẽ cập nhật sau.

    Đáp án này được chấp nhận bởi rpg1466. vào July 29, 2016 Được 15 điểm.

    • 1400 xem
    • 2 đáp án
    • 3 điểm
  • Đã hỏi vào July 27, 2016

     

    Tớ thấy khai thác theo nhánh là hiệu quả nhất, hồi trước từng đọc một bài người ta phân tích về phương pháp này rồi.

    Sơ lược về phương pháp khai thác theo nhánh:

    Đào sâu xuống tầng Bedrock bởi vì đó là nơi bạn có thể tìm thấy nhiều loại nguyên liệu nhất. Đào xuống cách Bedrock khoảng 1-2 layer thôi để tránh bị ảnh hưởng khi đang khai thác, rồi sau đó đào một đường hầm dài, cao 2 và rộng 1, đường hầm này sẽ đóng vai trò như một thân cây. Tiếp theo, từ 4 ô vuông ở cả hai bên thân cây, bạn đào 2 đường hầm vuông góc với thân cây và dài khoảng 20 block (hoặc xa hơn tùy ý). Để nguyên không đào 3 block ở giữa bởi các nhánh nhìn chung đều có kích thước 2×2 theo chiều ngang, làm như vậy bạn vẫn vẫn sẽ thấy quặng ở trong các nhánh mặc cho vẫn còn hẳn một hàng block chưa đào. Xong layer đó rồi thì có thể chuyển sang layer ở trên, bỏ đi mỗi nhánh 1 block để bạn có thể phát hiện ra những loại quặng mình có thể đã bỏ lỡ trong lần khai thác trước đó.

    Vì vậy, phương pháp này về cơ bản chính là tạo ra một hành lang dài (thân cây) với các hành lang vuông góc (các nhánh cây) rẽ ra ở hai bên.

     

    ██▒▒▒▒▒▒  ██ block bạn nên đào
    ██▒▒▒▒▒▒  ▒▒ block bạn thấy được
    ▒▒▒▒██▒▒  __ block bạn không thể thấy nêu như không đào block ▒▒ (Không có loại này!)
    ▒▒▒▒██▒▒  Lặp lại mô hình này bao nhiêu lần tùy ý.
    

    Mô hình nhìn từ phía trên

     

    Đi lại

    Trong bất kì hầm mỏ nào, người chơi có thể đi lại dễ dàng nhất khi dùng Minecart. Bạn có thể lắp thêm một bộ tăng tốc (booster) khiến cho chiếc minecart của mình có tốc độ nhanh nhất để chuyến đi được tiến hành thuận lợi hơn. Bạn còn có thể lắp thêm rương đồ vào minecart để đựng những nguyên nguyên liệu mà bạn tìm được dưới hầm mỏ. 

    Ngoài minecart thì việc sử dụng cầu thang và bậc thềm một cách thông minh cũng sẽ tiết kiệm được thời gian cho chuyến khám phá của bạn.

    • 2593 xem
    • 3 đáp án
    • 0 điểm