Phải làm gì khi điện thoại ngày càng chậm và ứng dụng bị lỗi.

Mọi thứ đều rất ổn trong khoảng thời gian dài trước đó. Nhưng chẳng hiểu sao điện thoại của tớ càng ngày càng chậm. Ngoài ra, có vài ứng dụng cũng bị lỗi: bắt buộc tắt hoặc khởi động lại bất ngờ. Thậm chí thỉnh thoảng điện thoại còn tự khởi động lại.

Ngoài việc đưa về thiết lập của nhà sản xuất thì có cách nào khác không hả các bạn? cho điện thoại chưa root thì càng tốt

Droid-biết-chút Đã hỏi vào Tháng Chín 3, 2016 Tổng hợp.
Bình luận
Chấp nhận

Điện thoại bị như trên thường là dấu hiệu cho thấy có 1 lỗi nào đó trong hệ thống và thường là lỗi thuộc về:

  • Application Cache
  • Dalvik Cache

Có rất nhiều giải pháp khác nhau cho điện thoại đã root, nhưng chỉ có ít cho điện thoại chưa root, do không thể truy cập trực tiếp vào Dalvik Cache. Mình liệt kê các giải pháp ở dưới đây, bạn cứ thử xem sao nhé

Điện thoại đã root và chưa root: xóa các ứng dụng đã lỗi thời

Nguyên nhân khiến điện thoại bị chậm có thể bắt nguồn từ 1 số ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên. Bạn có thể tìm ra các ứng dụng này thông qua phần”battery consumption” (tiêu thụ pin) trong Settings. Nếu không thể tìm được các ứng dụng trên, bạn cũng nên gỡ cài đặt các ứng dụng đã lâu không dùng ( giống như câu trả lời của maian)

Bạn cũng có thể vô hiệu hóa 1 số ứng dụng hệ thống bằng cách vào Settings → Applications, chọn “All”, và tìm các ứng dụng đó. Nhấn vào ứng dụng đó, và bạn sẽ tìm thấy nút ‘disable’ (vô hiệu hóa). Nó có thể có màu xám. Nếu thế, bạn phải buộc dừng ứng dụng, hoặc gỡ bỏ bản cập nhật trước để nút ‘disable’ lại ấn được. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào cũng vô hiệu hóa được. Với các điện thoại đã root, có 1 số công cụ cho phép bạn ‘đóng băng’ hoặc thậm chí xóa ứng dụng hệ thống ( nhưng nhớ phải thật cẩn thận), tiêu biểu có thể kể đến  Titanium Backup.

Điện thoại đã root và chưa root: xóa bộ nhớ cache ứng dụng

Nếu lỗi đơn giản thì có thể là do Application Cache. Và bạn có thể dễ dàng sửa lỗi này ngay cả trên điện thoại chưa root.

  1. Phương pháp có sẵn trên Android
  • Từ màn hình chính, vào Settings → Apps → Manage Apps. Nhớ là xem All Apps, chứ không phải chỉ Downloaded
  • Xem danh sách ứng dụng, mở từng cái một và nhấn nút Clear Cache
  1. Dùng các ứng dụng trợ giúp: có 1 số ứng dụng trên Playstore cho phép xóa bộ nhớ cache của ứng dụng cùng 1 lúc, vì thế bạn không cần phải xóa thủ công từng ứng dụng một. VD như 1Tap Cleaner, thậm chí có thể xóa lịch sử duyệt web.

Điện thoại đã root: Xóa Application Cache và Dalvik Cache

Cũng có thể điện thoại bị như trên là do lỗi trong Dalvik Cache- đặc biệt nếu bạn đã thử quá nhiều ứng dụng, cài đặt/gỡ cài đặt các ứng dụng khác nhau. Vì thế xóa Dalvik Cache sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Ưu điểm của biện pháp này là giúp điện thoại nhanh hơn, và gần như không có nhược điểm.

  1. Thông qua Custom Recovery

Đây là cách hiệu quả và chắc chắn nhất để xóa Dalvik Cache. VD dưới đây dựa trên ClockworkMod Recovery và tương đương với AmonRa Recovery.

  • Khởi động vào chế độ recovery ( cách làm tùy thuộc vào thiết bị/ROM. Với người dùng CyanogenMod: nhấn và giữ nút nguồn, chọn “Reboot”, chọn “Recovery”)
  • Dùng nút điều chỉnh âm lượng, chọn Wipe Cache và chấp nhận bằng cách dùng nút nguồn. Với cách này, bạn sẽ dễ dàng xóa Application Cache cùng lúc mà không cần ứng dụng khác hỗ trợ.
  • Vào menu Advanced, chọn Clear Dalvik Cache bằng cách dùng nút nguồn và âm lượng như trên.
  • Quay trở lại menu chính, chọn Reboot. Lần khởi động lại tiếp theo sẽ tốn thời gian hơn, nhưng điều đó là bình thường, vì Android cần xây dựng lại Dalvik Cache.
  1. Ứng dụng trợ giúp

Có 1 số ứng dụng cho phép xóa bộ nhớ Dalvik Cache ( vd như  SystemCleanup và Titanium Backup PRO Key ★ root). Bạn có thể thử các ứng dụng trên, nhưng mình không chắc nó có thực sự xóa Dalvik Cache không. Với Titanium Backup thì mình biết nó chỉ xóa phần còn lại từ các ứng dụng đã gỡ cài đặt thôi.

 Điện thoại đã root và chưa root: đưa về thiết lập nhà sản xuất

Nếu các cách trên đều không được thì bạn nên đưa điện thoại về thiết lập của nhà sản xuất. Về cơ bản, cách này sẽ xóa cả Application Cache và Dalvik Cache, nhưng nó cũng xóa cả dữ liệu phân vùng nữa. Có nghĩa là tất cả cài đặt và dữ liệu ( trừ những gì trong thẻ nhớ) cũng như tất cả các ứng dụng sẽ bị mất hết. Vì thế nhớ sao lưu dữ liệu trước khi làm thế.

Điện thoại đã root: fstrim

Một lí do khác khiến điện thoại bị chậm có thể là nằm ở bộ nhớ trong.

Trong bộ nhớ flash trên điện thoại, mỗi phân tử chỉ  có thể được ghi rất nhiều lần. Để tránh mất sức chứa, hệ thống flash sử dụng 1 thuật toán gọi là “wear leveling”. Tất nhiên là để ngăn ngừa mất dữ liệu, bạn chỉ muốn ghi vào ‘chỗ trống’ ( trừ khi muốn ghi đè lên tập tin). Và đây là lí do tại sao: để tăng tốc độ, hầu hết hệ thống file sẽ chỉ đánh dấu các file đã xóa, mà không thông báo cho hệ thống về ‘chỗ trống’- do đó nó trở nên không hiệu quả nữa.

Android 4.3 đã xử lí vấn đề này với fstrim, thông báo với bộ điều khiển 1 lần 1 ngày những chỗ nào đã trống. 1 số ROM tích hợp 1 tính năng có thể so sánh với tính năng trên trên các phiên bản cũ hơn của Android, gắn file hệ thống với tùy chọn ‘discard’ ( loại bỏ), như thế hệ thống sẽ được thông báo cùng lúc khi xóa file, những lại làm quá trình xóa chậm hơn. Nếu thiết bị không có 2 tính năng trên , thì có thể dùng  Lagfix App, gọi frism cho các phân vùng đã chọn. Dùng ứng dụng này trên điện thoại dùng đã lâu sẽ tăng tốc độ ghi lên tới 30.

Droid-biết-chút Đã trả lời vào Tháng Chín 3, 2016
Bình luận

HTC One V của mình cũng chậm kinh khủng, tới mức nhiều lúc chỉ muốn ném đi cho xong. Sau khi thử nhiều cách khác nhau mà không được, mình đã xóa bớt ứng dụng. sau đó thì tốc độ điện thoại tăng đáng kể và lại hoạt động bình thường trở lại. Mình không chắc nó có hiệu quả trên các điện thoại khác không, nhưng mình nghĩ bạn nên thử cách này.

Droid-biết-chút Đã trả lời vào Tháng Chín 3, 2016
Bình luận

Đáp án của bạn

Với việc gửi đáp án, bạn đã đồng ý với Chính sách dữ liệuCác điều khoản của chúng tôi.