Làm thế nào tắt hẳn ứng dụng và dịch vụ đang chạy?

Lúc mình khởi động điện thoại, hay có mấy cái ứng dụng với dịch vụ chạy nền. Với cả lúc mình ấn nút Home khi sử dụng ứng dụng thì cái ứng dụng đấy không thoát hẳn mà chuyển sang chạy nền. Có bạn nào biết làm thế nào tắt hẳn ứng dụng đi không thì chỉ mình với. Mình cảm ơn

Droid-gà-mờ Đã hỏi vào Tháng Bảy 13, 2016 Tổng hợp.
Bình luận
Chấp nhận

Thực sự thì mình nghĩ bạn có thể đang có vài quan niệm sai lầm về cách Android hoạt động và những gì thực sự diễn ra khi 1 ứng dụng/dịch vụ chạy nền đấy.

Để mình giải thích nhé: hầu hết các ứng dụng đều có hoạt động khi đưa vào chạy nền lúc bạn chuyển sang ứng dụng khác hoặc quay về màn hình chính. Hoạt động này sẽ tiêu tốn 1 ít bộ nhớ để bạn có thể quay lại ứng dụng đúng cái lúc bạn rời đi. Cái này thường không được tính khi ở trong nền nên chẳng có CPU hay pin bị sử dụng cả. Vậy nên nếu tuổi thọ pin hay hiệu suất CPU là nỗi lo của bạn thì bạn không cần lo nữa đâu. Mà cũng chẳng cần lo về bộ nhớ, vì Android sẽ tự tắt ứng dụng và giải phóng bộ nhớ nếu hệ thống bị chậm.

Nhưng nếu ứng dụng trong nền đang chạy 1 dịch vụ thì lại khác. Các dịch vụ được thiết kế tốt sẽ ngủ trong phần lớn thời gian và chỉ hoạt động khi cần (VD: khi có thông báo mới trên mạng xã hội). Trong khi đó, các ứng dụng thiết kế kém có thể chạy thường xuyên hơn hoặc thực hiện các hoạt động đồng bộ mà bạn không muốn, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ pin và sử dụng dữ liệu. Nếu bạn bị mấy cái dịch vụ như thế thì bạn có thể thử mấy biện pháp dưới đây:

  1. Gỡ cài đặt

Khi 1 ứng dụng làm gì đó mà bạn không thích, như chạy nền hoặc khởi động 1 cái gì đó khác thì lựa chọn đầu tiên của bạn là gỡ nó ra là xong. Bạn có thể xóa các ứng dụng hệ thống nếu root máy rồi, sử dụng Titanium Backup, nhưng nhớ không được loại bỏ ứng dụng quan trọng đâu nhé.

  1. Liên hệ với nhà phát triển

1 trong những thứ đáng ghét nhất của Android là ứng dụng chạy nền khi chẳng có lí do gì. Tất nhiên là chúng ta cần phải loại bỏ nó đi, nhưng nếu bạn làm việc đó mà không có sự đồng ý của nhà phát triển ứng dụng thì nó sẽ bị coi là hack và gây ra các hệ lụy về sau. Do đó, tốt nhât  bạn nên  liên hệ với nhà phát triển để họ sửa ứng dụng cho mọi người luôn.

  1. Tắt ứng dụng thủ công

Đầu tiên, hãy nhớ rằng có rất nhiều ứng dụng sẽ tắt hẳn khi bạn dùng nút Back chứ không phải nút Home.

Ví dụ như bạn đang dùng Ice Cream Sandwich hoặc Jelly Bean, bạn cso thể vào Settings, chọn Applications tắt bằng cách chạm vào ứng dụng đang chạy. Hoặc bạn có thể nhấn Recent Applications và kéo khỏi màn hình để tắt. Với các bản Android cũ, nó có thể được tích hợp sẵn trong Task Manager. Với dịch vụ, bạn cần đi đến Settings -> Applications -> Services.

CHÚ Ý: không sử dụng tắt task tự động vì ứng dụng này chạy nền và sẽ tắt các ứng dụng khác ngay khi nó khởi động. Điều này sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn, bởi vì ứng dụng sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn khi nó khởi động lại. Các dịch vụ chạy tự động sẽ khởi động đi khởi động lại, gây tốn pin. Tương tự như vậy. các ứng dụng Intents (nhận sự kiện hệ thống) cũng bị tắt ngay khi nó khởi động để nhận sự kiện.

1 ngoại lệ là sử dụng các ứng dụng giúp tắt khi người thực hiện là bạn. Về bản chất, các ứng dụng như Tasker hay Llama chỉ giúp bạn quản lí các task dễ dàng hơn thôi. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nó để tắt các ứng dụng khi chuyển sang ứng dụng khác để tránh việc chạy nền.

Như đã đề cập ở trên, 1 vài ứng dụng sẽ khởi động khi nhân được Intents. Bạn có thể thay đổi các yêu cầu này hoặc giới hạn các sự kiện nhận được bằng việc sử dụng ứng dụng như Permissions Denied. Hoặc để chỉnh sửa Intents sẽ được gửi đến ứng dụng nào, bạn có thể dùng Autostarts. Với cả 2 ứng dụng, bạn đều cần truy cập root.

1 vài ứng dụng khác: Autorun Manager, Gemini App Manager. Tuy nhiên, lưu ý rằng sử dụng các ứng dụng này có thể khiến Intents ngừng hoạt động hoặc bị hạn chế. Do đó, cần cẩn trọng với các ứng dụng quan trọng.

  1. Đóng băng ứng dụng

Bạn có thể dung các ứng dụng như Titanium Backup hoặc App Quarantine để đóng băng các ứng dụng cho khỏi chạy nữa. Nếu bạn muốn dùng thì bỏ đóng băng là xong.

Lưu ý: không dùng với các ứng dụng quan trọng không là điện thoại khỏi khởi động luôn.

  1. Cho ứng dụng ngủ đông

Greenify (yêu cầu Android 4.0 trở lên và ROOT đặc quyền) sử dụng một cách tiếp cận khác nhau gọi là “Ngủ đông”, thay từ truyền thống “đóng băng”.

Bạn có thể cho ngủ đông bất cứ ứng dụng nào, hiệu quả tương đương việc đóng băng, trong khi đó bạn vẫn có thể giữ lại các lối vào ( biểu tượng, chia sẻ mục tiêu,…) và có đày đủ chức năng khi chạy lại mà không cần phá băng.

Lưu ý: không cho ngủ đông đồng hồ báo thức, tin nhắn tức thời, và các ứng dụng khác có chức năng cơ bản dựa trên cơ chế nền (hẹn giờ, các sự kiện hệ thống, vv) để làm việc.

Nói  chung, Android được thiết kế để quản lí ứng dụng nên trong trường hợp xấu nhất bạn cũng không cần lo lắng. Đơn giản nhất khi có vấn đề là gỡ bỏ cài đặt đi, còn các biện pháp đều coi là hack. Có thể sẽ có ngày Android sẽ có hỗ trợ chính thức để quản lí dịch vụ nên bạn vẫn nên cẩn thận đến lúc đó nhé.

Droid-kinh-nghiệm Đã trả lời vào Tháng Bảy 13, 2016
Bình luận

Đáp án của bạn

Với việc gửi đáp án, bạn đã đồng ý với Chính sách dữ liệuCác điều khoản của chúng tôi.